Các bạn học sinh chắc hẳn đều dành một sự quan tâm lớn đến kỳ thi đánh giá năng lực, đặc biệt là với các thí sinh chuẩn bị thi đại học. Vậy các bạn hiểu kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Điều này sẽ được giải đáp qua bài viết tổng hợp những điều cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực.

1. Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?

Để trả lời cho câu hỏi kỳ thi đánh giá năng lực là gì, các bạn học sinh cần biết đây là kỳ thi do các trường Đại học tự tổ chức riêng và có thể dùng kết quả để xét tuyển, đánh giá. Đây là một hình thức bài kiểm tra cơ bản nhằm đánh giá năng lực của thí sinh dự thi chuẩn bị bước chân vào đại học.


Nội dung bài thi đánh giá có đầy đủ về kiến thức và tư duy với hình thức số liệu, cung cấp dữ liệu và công thức cơ bản, qua đó đánh giá khả năng giải quyết vấn đề và suy luận, không đánh giá khả năng học thuộc.

Dạng đề thi thông thường là câu hỏi trắc nghiệm khách quan gồm hệ thống các câu hỏi trong bài thi tổ hợp nhiều môn học (Multiple Choice Question). Kỳ thi đánh giá năng lực được xây dựng và tiếp cận đến với thí sinh như hình thức của bài thi SAT và TSA. 

Vậy đối với dạng đề này, kỳ thi đánh giá năng lực gồm những môn nào? 

2. Kỳ thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?

Kỳ thi đánh giá năng lực với mục đích đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh nên phạm vi các môn học xuất hiện trong đề thi là điều mà nhiều học sinh quan tâm. Do tính chất của kỳ thi đánh giá năng lực nhằm kiểm tra học sinh toàn diện, chỉ cần 150 câu hỏi bao trùm các môn học sẽ giúp đánh giá nhanh chóng và công bằng, không thiên lệch vào môn nào. 

Kỳ thi này là cơ hội để học sinh thể hiện những kiến thức mà mình đã tích lũy trong nhiều năm. Đây cũng là lúc để các em tổng hợp và nhận diện những phần mình còn yếu, từ đó xác định những lĩnh vực cần ôn luyện thêm nhằm hoàn thiện bản thân hơn. Dưới đây là những môn học sẽ xuất hiện trong đề thi: 

a. Tiếng Việt

Các câu hỏi về phạm vi kiến thức tiếng Việt bao gồm các kiến thức về chính tả, ngữ pháp, kiến thức văn học trong suốt 12 năm học. Phần thi tiếng Việt đánh giá kiến thức ngôn ngữ của thí sinh trong suốt quá trình học tập chứ không chỉ riêng kiến thức ngữ văn trong chương trình trung học phổ thông.

b. Tiếng Anh

Trong phần Tiếng Anh, sẽ có các dạng bài như ngữ pháp, phát hiện lỗi sai, chuyển đổi câu thành đồng nghĩa và đọc hiểu đoạn văn. Các bài tập trong môn này thường có cấu trúc rõ ràng, do đó so với phần Tiếng Việt, học sinh có khả năng đạt được điểm tối đa dễ dàng hơn, chỉ cần nắm vững các quy tắc ngữ pháp.

c. Toán học 

Đề thi đánh giá năng lực sẽ chia phần Toán học thành ba lĩnh vực: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu. Mặc dù đều liên quan đến toán, mỗi phần sẽ giúp làm rõ hơn cách tư duy và kỹ năng làm bài của thí sinh.

  • Toán học: Phần này bao gồm các kiến thức từ lớp 12 như số học và hình học, bao gồm số phức, tích phân, xác suất, phương trình, thể tích, và hình học không gian. Đây là một thử thách không nhỏ vì kiến thức rất đa dạng.

  • Tư duy logic: Phần này yêu cầu thí sinh sử dụng khả năng phân tích và sắp xếp để đưa ra câu trả lời phù hợp với đề bài. Mặc dù không liên quan trực tiếp đến tính toán, đây là phần thi tốn thời gian nhất, vì vậy cần có kế hoạch làm bài hợp lý.

  • Phân tích số liệu: So với hai phần trước, phần này nhẹ nhàng hơn vì thí sinh sẽ làm việc với các loại biểu đồ và dữ liệu được cung cấp. Học sinh cần hiểu cách quy đổi và tính toán số liệu để hoàn thành tốt bài thi.

d. Hóa học

Hóa học là môn thi đầu tiên trong chuỗi 5 môn và tập trung vào phương trình hóa học, thí nghiệm, các tính chất của hóa học và bài toán liên quan. Để thành công trong phần thi này, học sinh cần bổ sung kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để làm tốt các câu hỏi về hóa.

e. Vật lý

Môn Vật lý sẽ tập trung vào kiến thức lớp 12, cùng với một số câu hỏi ngoài luồng. Những câu hỏi ngoài luồng này sẽ yêu cầu kiến thức cần thiết, không phải là những câu hỏi nâng cao.

Ngoài ra, Vật lý cũng rất đa dạng với các dạng bài tập như dòng điện, ánh sáng, sóng, và nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, học sinh nên dành nhiều thời gian ôn tập những phần quan trọng để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi.

f. Sinh học

Môn Sinh học khá quen thuộc với những ai học ngành Y, nhưng vẫn dễ tiếp cận với các bạn không chuyên. Đây là môn học chủ yếu tập trung vào kiến thức, và các bài tập sẽ được phân bố trong chương trình lớp 12.

g. Địa lý

Trong số các môn thi, Địa lý được coi là môn dễ đạt điểm tuyệt đối nhất, vì nội dung chủ yếu đều liên quan đến những kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Một điểm quan trọng là thí sinh có thể mang theo Atlat bản đồ Việt Nam, điều này giúp giải quyết nhiều vấn đề nhanh chóng và thuận lợi.

Đối với môn Địa lý, thí sinh chỉ cần chú ý đến đặc điểm của từng khu vực trong Atlat, từ đó sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi. Bên cạnh đó, cũng có những kiến thức bổ sung về dân số và tỷ lệ dân số mà thí sinh nên tìm hiểu thêm.

h. Lịch sử

Lịch sử thường khiến thí sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả các cột mốc và sự kiện. Tuy nhiên, thí sinh nên tóm tắt các nội dung một cách ngắn gọn để việc học trở nên dễ dàng hơn. Trong bài thi Lịch sử, thí sinh sẽ được cung cấp số liệu, từ đó có thể đọc và trả lời câu hỏi. Đây là cơ hội để nâng cao điểm cho bản thân.


 3. Ý nghĩa của kỳ thi đánh giá năng lực

Đây là kỳ thi được tổ chức với mục đích đánh giá các thí sinh dự thi, phục vụ cho việc xét tuyển trong mỗi mùa tuyển sinh. Điều này đã giải đáp cho các bạn kỳ thi đánh giá năng lực để làm gì. 

Kỳ thi đánh giá năng lực mang lại ý nghĩa rất lớn khi giúp cho các trường Đại học đánh giá được năng lực của các bạn thí sinh tham gia ứng tuyển vào các trường qua bài thi. Ngoài đánh giá năng lực học của ứng viên, bài đánh giá còn giúp kiểm tra một số trình độ cơ bản như việc sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic hay giải quyết các vấn đề. Nội dung đề được tổng hợp đầy đủ về cả kiến thức với tư duy giúp việc đánh giá học sinh chính xác hơn. 

 
4. Mục tiêu của kỳ thi đánh giá năng lực

Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức nhằm đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh tại các trường đại học, trong đó có Đại học Quốc gia, làm tăng thêm cơ hội được trúng tuyển vào trường Đại học.


Ngoài ra, mục đích khi các thí sinh tham gia dự thi kỳ thi đánh giá năng lực là:

  • Để xét tuyển vào một vài trường Đại học

  • Để đánh giá năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông

  • Để kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng của học sinh


5. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

Ngoài biết những thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực thi môn gì, các bạn học sinh cần tìm hiểu về cấu trúc đề thi. Việc nắm rõ được cấu trúc đề giúp thí sinh ôn tập và làm bài thật tốt. 

Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức sẽ có cấu trúc 150 câu hỏi và thí sinh sẽ hoàn thành trong vòng 195 phút. Cấu trúc bài kiểm tra được chia thành 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Toán học và xử lý số liệu : 50 câu hỏi – 75 phút (35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án)

  • Phần 2: Văn học – Ngôn ngữ: 50 câu hỏi – 60 phút (trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi)

  • Phần 3: Khoa học hoặc Tiếng Anh : 50 câu hỏi – 60 phút với các phần để thí sinh lựa chọn (50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn và điền đáp án)

Riêng trong phần 3 của đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội, thí sinh lựa chọn thi khoa học hoặc tiếng anh. Phần thi khoa học chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.

Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức sẽ có cấu trúc 120 câu hỏi và thí sinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 phút. Cấu trúc bài kiểm tra được chia thành 3 phần chính như sau:

  • Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: Tiếng Việt và tiếng Anh

  • Phần 2: Toán học

  • Phần 3: Tư duy khoa học: Logic, phân tích số liệu và suy luận khoa học.

 

 6. Cách tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực

Cách tính điểm thi đánh giá năng lực phụ thuộc vào trưởng tổ chức kỳ thi. Mỗi trường sẽ có cách tính điểm thi khác nhau trong đó: 

a. Cách tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội có thang điểm là 150 điểm, trong đó mỗi phần thi tư duy định lượng, định tính và khoa học có số điểm là 50. 

Điểm xét tuyển = Điểm bài thi tư duy định lượng + điểm bài thi tư duy định tính + Điểm bài thi khoa học. 

Điểm quy đổi theo hệ số 30 sẽ được tính như sau: Điểm quy đổi = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150. 

b. Cách tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM 

Bài thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. HCM có thang điểm 1200 trong đó phần sử dụng ngôn ngữ 400 điểm, phần toán học và phân tích số liệu, tư duy logic 300 điểm và phần giải quyết vấn đề 500 điểm. Điểm số trong các câu hỏi sẽ khác nhau, không đồng đều phụ thuộc vào độ khó của từng câu hỏi.

Điểm quy đổi theo hệ số 30 sẽ được tính như sau: Điểm quy đổi = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200.

7. Lịch thi đánh giá năng lực 2025 của các trường Đại học hiện nay

Bên cạnh thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực thi môn gì thì lịch thi cũng là điều rất quan trọng các bạn cần nắm rõ. Dưới đây là lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của một số trường đại học có thể các bạn sẽ quan tâm đến. 

7.1. Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức kỳ thi ĐGNL 2025 dự kiến với 6 đợt thi đánh giá năng lực (HSA), dự kiến quy mô tổ chức cho 85.000 thí sinh tham gia thi.

Các đợt thi sẽ được tổ chức tập trung từ tháng 3 đến cuối tháng 5 năm 2025, dự kiến sẽ thu hút từ 50.000 – 90.000 lượt thí sinh.  

Đợt thi

Đăng ký thi

Ngày thi

Địa điểm

Số chỗ dự kiến

501

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

502

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

503

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

504

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

505

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

506

Đang cập nhật

 

Đang cập nhật

 

 

Năm 2025, địa điểm thi dự kiến sẽ tổ chức tại 10 tỉnh và thành phố bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh. 

 

7.2. Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực năm 2025 trong hai đợt. Thời gian diễn ra kỳ thi sẽ được cập nhật sớm nhất khi có thông báo. 

8. Một số câu hỏi thường gặp về kỳ thi đánh giá năng lực
8.1. Kỳ thi đánh giá năng lực có bắt buộc không?

Kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi do các trường đại học tự tổ chức riêng, vì vậy nếu bạn muốn xét tuyển vào trường đại học nào thì bạn phải tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của trường đó, ví dụ như Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia,...

Tuy nhiên thì không phải trường nào cũng có kỳ thi đánh giá này. Các bạn học sinh cần tìm hiểu thật kỹ cho mình những thông tin liên quan.

8.2. Thi đánh giá năng lực có cần thi đại học không?

Kỳ thi THPT Quốc Gia và kỳ thi đánh giá năng lực là hai kỳ thi độc lập với nhau. Thí sinh dự thi có thể dùng kết quả của hai kỳ thi này để xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Nếu trúng tuyển cả 2 hình thức thì được chọn một hình thức để nhập học. Tuy nhiên, học sinh vẫn phải thi kỳ thi THPT Quốc gia để xét tốt nghiệp THPT vì điều kiện được nhập học của kỳ thi đánh giá năng lực là thí sinh phải tốt nghiệp THPT.

Bài viết trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về kỳ thi đánh giá năng lực là gì và những thông tin liên quan giúp các em học sinh có thêm nhiều điều hữu ích trước khi lựa chọn. Để học được nhiều điều hay và có thêm nhiều bài giảng, các em hãy truy cập Vuihoc.vn ngay từ bây giờ nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/dgnl-nhung-thong-tin-quan-trong-ve-ky-thi-danh-gia-nang-luc-1610.html


Join