Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Tiền bạc và tình ái cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 12 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!


1. Soạn bài Tiền bạc và tình ái SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần trước khi đọc 
1.1 Tìm hiểu đôi nét về tác giả Mô-li-e

a. Tiểu sử

- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh của ông là Jean-Baptiste Poquelin.

- Molière sinh ra ở Paris, gia đình làm có truyền thống làm thợ của triều đình rất lâu đời. Khi ông lên 10 tuổi, Mô-li-e đã mồ côi mẹ. Molière theo học ở Jesuit Clermont College ( hiện nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi đây học sinh phần nhiều là học tập bằng tiếng Latin.

- Poquelin rất thông thạo tiếng Latinh và ông đã dịch tác phẩm "Về bản chất sự vật" của đại thi hào Lucretius sang bản tiếng Pháp (bản dịch hiện đã bị thất lạc). Vào năm 1639, ông hoàn thành xong chương trình học ở Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 ông tiếp tục học luật tại Đại học Orlean. Bố của ông thường nhắc nhở con phải nối theo con đường của ông - nối nghiệp chức vị truyền thống của gia đình trong cung đình. Tuy nhiên ông lại không làm theo ý của cha và nhường lại công việc này cho em trai của ông và chọn theo đuổi nghề diễn viên.

- Vào năm 1643, ông sáng lập lên đoàn kịch Illustre Théâtre và chính cái nghệ danh Molière xuất hiện từ đây. Sau một số thất bại do ông mắc phải nợ nần nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Molière bị bắt bỏ vào tù.

b. Sự nghiệp của tác giả

- Ông còn được mọi người biết đến với vai trò là một nhà thơ, nhà viết kịch, ông chính là người đã sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển của thế giới và ông được coi là một bậc thầy của giới kịch nghệ châu Âu vào thời điểm đó

- Năm 1655, ông viết cuốn vở kịch thơ đầu tiên của mình đó là cuốn “Gàn dở”

- Cho đến năm 1672 - 1673 ông đã viết cuốn vở kịch cuối cùng trong sự nghiệp của mình đó là “Bệnh giả tưởng”.

1.2. Soạn bài Tiền bạc và tình ái SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo:  Phần trả lời câu hỏi trước khi đọc 

Thói keo kiệt là một trong thói hư tật xấu của những đối tượng mang tiếng cười trào phúng trong thế giới văn chương. Em hãy lấy ví dụ minh họa cho trường hợp đó.

Câu trả lời chi tiết:

Thói keo kiệt thường là một trong những thói hư, tật xấu hầu như luôn hiện hữu ở trong tính cách của mỗi con người, đó cũng là biểu tượng của một trong số những đối tượng thú vị thường xuất hiện ở trong văn chương và những trường hợp  thường được sử dụng để tạo ra những tình huống mang đầy hài hước hoặc châm biếm những thói hư đó. Dưới đây có thể nói là một trong những ví dụ minh họa điển hình về những thói hư, tật xấu của sự keo kiệt:

Trong cuốn vở kịch "Màn diễu hành – Trình diện quan thanh tra" của tác giả N. Gô-gôn, nhân vật Khle-xta-kốp xuất hiện với hình ảnh là một viên kiểm học có trong mình một tính cách vô cùng cẩn trọng nhưng lại rất rón rén khi làm một việc gì đó. Anh ta luôn trong trạng thái cẩn trọng và giữ gìn lời nói của mình, thận trọng từng chút ở trong từng câu hỏi được đặt ra để có thể thăm dò được những thông tin từ đối phương. Khi nhận ra bản thân mình đã bị mọi người nhầm lẫn là quan thanh tra, Khle-xta-kốp lại càng đặc biệt trở nên rón rén hơn nữa ở trong cách ứng xử của mình đối với mọi người, hắn cố gắng làm mọi thứ thật cẩn thận, trót lọt để có thể che giấu đi bản chất thực sự của chính mình. Sự thận trọng đặc biệt này không chỉ thể hiện ở chính sự thông minh của Khle-xta-kốp, mà còn rõ ràng thể hiện cho thấy được ở trong đó một sự sợ hãi và lo lắng tột cùng trước cái tình huống bất ngờ mà anh ta đang gặp phải.

Với bản tính của sự keo kiệt, Khle-xta-kốp luôn khi sống luôn dè chừng từng chút một trong mọi khoản chi tiêu, cố gắng sử dụng tiền làm sao để có thể tiết kiệm và đạt được một sự hiệu quả tuyệt đối. Anh ta chính là một nhân vật điển hình ở trong cuộc sống và đặt bản thân đứng giữa hai thế giới: một bên là sự tiết kiệm cũng vô cùng thông minh, còn bên kia là sự rón rén, cẩn thận trong mọi hành động của bản thân với mọi thứ xung quanh. Như vậy, ta có thể thấy được, Khle-xta-kốp chính là một ví dụ minh họa vô cùng tuyệt vời, biểu tượng cho cái thói keo kiệt được thể hiện ở trong văn chương, thể hiện qua đó chính là sự cân nhắc kỹ lưỡng và sự sợ hãi tột cùng khi bản thân phải đối mặt trực tiếp với bất kỳ tình huống bất ngờ nào xảy ra và bắt buộc đòi hỏi chúng ta phải khiến bản thân mình chi tiêu quá mức. Nhân vật Khle-xta-kốp này không chỉ xuất hiện là hình ảnh của một đức tính sống tiết kiệm, mà còn là biểu tượng cho hình ảnh của một con người luôn luôn đặt mình ở trạng thái rón rén, cẩn thận, sự lo sợ khi gặp phải mất mát.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo 

2. Soạn bài Tiền bạc và tình ái SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo: Phần làm bài trong khi đọc văn bản
2.1 Đây là một màn độc thoại của nhân vật Ác-pa-gông khi phát hiện ra một điều đó là tráp tiền bí mật đã bị ai đó đánh cắp mất. Liệu rằng, khi phát hiện ra việc đặc biệt quan trọng đó, lão sẽ than vãn lựa chọn một mình hay sẽ lựa chọn việc kêu than với người khác?

Một màn độc thoại của nhân vật Ác-pa-gông khi phát hiện ra một điều đó là tráp tiền bí mật đã bị ai đó đánh cắp mất diễn ra, và lão đã lựa chọn sẽ than vãn việc này với những người khác, kêu la ầm ĩ trời đất. Bởi việc, bị mất đi một tráp tiền lớn như thế  khiến cho lão ta rơi vào tình trạng của sự đau đớn giằng xé, dẫn đến mê sảng lú lẫn

2.2 Em hãy thử hình dung ra giọng điệu, hành động, cử chỉ của hình ảnh nhân vật Ác-pa-gông xuất hiện ở trong đoạn độc thoại này.

- Giọng điệu của hình ảnh nhân vật Ác-pa-gông xuất hiện ở trong đoạn độc thoại:

+ Biểu lộ sự tức giận và vô cùng thất vọng: Giọng điệu của nhân vật Ác-pa-gông có thể dần dần trở nên cao hơn nữa, nhanh hơn nữa và có sự xuất hiện của dấu hiệu đó chính là biểu hiện của sự tức giận và thất vọng vô cùng.

+ Lời nói có phần nặng nề: Anh ta thay vì nói với mức độ bình thường thì lại có thể nói một cách chậm rãi và rõ ràng từng câu từng chữ, để có thể tạo ra được một sự ấn tượng lớn về sự mất mát và sự cảm thấy không hài lòng.

- Hành động và cử chỉ của hình ảnh nhân vật Ác-pa-gông xuất hiện ở trong đoạn độc thoại:

+ Hành động vò đầu bứt tai: Nhân vật Ác-pa-gông có thể hành động bằng việc vò đầu, bứt tai hoặc hành động vò tóc để thể hiện lên một sự lo lắng và cảm thấy vô cùng bất mãn.

+ Chuỗi hành động vẫy tay và đập bàn: Nhân vật Ác-pa-gông có thể hành động qua chuỗi hành động vẫy tay hoặc đập bàn để thể hiện lên một sự phẫn nộ rất lớn và cảm thấy một sự không hài lòng về việc bị lấy trộm mất tiền.

+ Hành động nhăn mặt và nhấn mạnh từng từ, từng chữ: Khi diễn ra hành động nói, nhân vật Ác-pa-gông có thể hành động qua việc nhấn mạnh từng từ, từng chữ, nét nhăn mặt và thể hiện trong đó là một việc vô cùng căng thẳng.

2.3 Theo em, nhân vật Ác-pa-gông và nhân vật Va-le-rơ có đang cùng nói về một sự việc đang diễn ra không?

Theo em,  nhân vật Ác-pa-gông và nhân vật Va-le-rơ không đang cùng nhau nói về một sự việc đang diễn ra trong đoạn hội thoại. Nhân vật Ác-pa-gông lúc đó chỉ nghĩ và đặc biệt quan tâm đến tráp tiền bị mất cắp của hắn, còn ở phía nhân vật Va-le-rơ thì lại đang rất mơ mộng, màu hồng để nói về thứ tình yêu rất lớn của anh dành cho người con gái thương yêu của lão.

2.4 Sau khi đọc xong đoạn hội thoại trên, theo em với mỗi nhân vật ở trong đó, các cụm từ “kho vàng” và “tình yêu” ở đây có ý nghĩa là gì?

- Kho vàng đối với nhân vật Ác-pa-gông to lớn nhất đó chính là giá trị vật chất, là tiền bạc của hắn

- Còn đối với phía nhân vật Va-le-rơ, “tình yêu" chính là giá trị to lớn nhất, là một kho vàng quý giá nhất mà khó khăn lắm mới có thể có được

2.5 Em hay  chú ý tới sự gia tăng trong cuộc xung đột giữa hai nhân vật chính ở trong đoạn hội thoại đã đọc.

-  Sự xung đột về giá trị tiền bạc:

  • Nhân vật Ác-pa-gông xuất hiện với hình ảnh là một người đàn ông rất hám tiền, nhân vật này chỉ quan tâm, chú ý đặc biệt đến những lợi ích của riêng cá nhân và sẽ không hề ngần ngại để thể hiện ra lòng tham của bản thân đối với những người ở xung quanh.

  • Nhân vật Va-le-rơ, thì lại là một cục nam châm bị đẩy ngược lại so với nhân vật Ác-pa-gông, là một con người có một sự chân thành vô cùng sâu sắc và không hám lợi, nghĩ cho lợi ích của những người xung quanh và đặc biệt nổi bật đó chính là hành động vô cùng liêm chính là sẽ không bao giờ chấp nhận việc nhận hối lộ của người khác để tư lợi cho bản thân mình.

- Sự xung đột vô cùng lớn về hai nét tính cách trái ngược:

  • Nhân vật Ác-pa-gông xuất hiện với hình ảnh đại diện cho một số bộ phận quan lại không có đức tính tốt ở thời đó, đó chính là một nhân vật có tính cách vô cùng tham lam, không có trong đó lấy một sự trung thực và thường xuyên đặt những lợi ích của riêng cá nhân lên làm hàng đầu, không quan trọng phải trái đúng sai.

  • Nhân vật Va-le-rơ cũng xuất hiện đặc biệt với hình ảnh đại diện cho một số lớp người coa cuộc sống trung trực trong thời đó, là những con người sống rất chân thành, họ sống nhưng lại không thèm quan tâm, không mảy may chú ý quá nhiều đến tiền bạc và luôn giữ vững cho bản thân những nguyên tắc và bất di bất dịch, cho dù có hoàn cảnh nào xảy ra họ cũng sẽ không thay đổi những nếp sống, quan điểm sống của bản thân.

3. Soạn bài Tiền bạc và tình ái SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo Phần trả lời câu hỏi khi đọc văn bản

Nội dung chính của văn bản: Văn bản “Tiền bạc và tình ái” là một đoạn trích được trích từ một số lớp cuối trong vở hài kịch “Lão hà tiện”; xoay quanh các hành động đặc biệt của hài kịch bởi các phân cảnh của việc mất tiền, tra hỏi và hành động mặc cả giữa tiền – tình.

3.1 Câu 1 trang 141 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Em hãy tóm tắt các sự kiện chính và hành động của các nhân vật xuất hiện trong đoạn hội thoại. Từ đó hãy xác định tình huống hài kịch của văn bản mà em đã đọc.

Câu trả lời chi tiết:

- Sự kiện diễn ra số 1. Tính keo kiệt, bủn xỉn, tham lam của nhân vật Ác-pa-gông ngày càng được bộc lộ rõ hơn khi lão bị ăn trộm mất tráp bạc, hắn đã vô cùng tức giận và kêu la, than vãn với trời đất.

- Sự kiện diễn ra số 2. Nhân vật Va-le-rơ đã bày tỏ tình cảm với con gái của Ác-pa-gông, và còn ra những điều kiện mặc cả nếu Ác-pa-gông cảm thấy ưng thuận với những điều kiện được đưa ra thì mới trả lại tráp tiền cho lão.

- Tình huống hài kịch: sự hà tiện, tham lam đã khiến cho nhân vật Ác-pa-gông bị lú lẫn, tất cả mọi câu chuyện đang diễn ra, lão đều mặc định nghĩ  rằng đang nói về đống tiền đã mất của lão.

3.2 Câu 2 trang 141 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Màn độc thoại của nhân vật Ác-pa-gông kêu mất tiền (Hồi IV lớp 7) được coi là phần cao trào nhất của toàn bộ vở kịch Lão hà tiện, bộc lộ rõ nhất tính cách của nhân vật. Hãy liệt kê vào ô tương ứng một số lời của nhân vật Ác-pa-gông nói với mình và với các đối tượng khác (làm vào vở). Qua đó, bạn có nhận xét gì về ngôn ngữ giao tiếp của kịch?

Câu trả lời chi tiết:

Tự nói với mình

Với đồng tiền

Với tên trộm
vô hình

Với khán giả

À! Tôi đây mà. Đầu óc tôi loạn rồi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai và tôi đương làm gì.

 

Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi! Và mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao, thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa ! Không có mày, tao sống là sao nổi…

Nó là đứa nào! Nó ra sao rồi? Nên chạy ngả nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại!

 

Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế? Về cái đứa đã ăn trộm của tôi đấy à? Ở trên kia, cái gì mà ồn ào thế? Kẻ trộm của tôi ở trên đó à?...

 


3.3 Câu 3 trang 141 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Gọi tên cảm xúc (theo trình tự tăng cấp) của Ác-pa-gông khi kêu mất tiền. Phân tích một số chi tiết (từ ngữ, hình ảnh, ngữ điệu,…) để làm rõ các cảm xúc này.

Câu trả lời chi tiết:

Trong vở hài kịch “Lão hà tiện” của tác giả Mô-li-e, nhân vật Ác-pa-gông đã trải qua nhiều những cảm xúc khi bị mất tiền.

- Cảm xúc bất ngờ: Khi bị mất tiền, anh ta cảm thấy bất ngờ và không thể tin nổi điều này đã xảy ra với mình.

- Cảm thấy tức giận: Anh ta cảm thấy tức giận vì tiền bạc vốn là một thứ quý giá vô cùng đối với anh ta. Việc bị đánh mất nó khiến anh ta vô cùng tức giận và thất vọng.

- Cảm thấy tuyệt vọng: Anh ta cảm thấy vô cùng tuyệt vọng vì không biết phải làm thế nào để có thể khắc phục tình hình hiện tại.

3.4 Câu 4 trang 141 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Em hãy chỉ ra cách phân tuyến nhân vật trong văn bản Tiền bạc và tình ái, từ đó hãy xác định những xung đột của màn kịch.

Câu trả lời chi tiết:

Trong văn bản “Tiền bạc và tình ái,” việc xác định phân tuyến giữa các nhân vật được thực hiện chủ yếu dựa trên mối quan hệ và xung đột đang diễn ra giữa họ.

- Nhân vật Ác-pa-gông:

+ Tính cách: là một người đàn ông giàu có nhưng có tính cách cực kỳ keo kiệt, bủn xỉn. Ông ta luôn tính toán từng xu và luôn luôn từ chối làm việc giúp đỡ người khác.

+ Xung đột: khi bị mất tráp tiền bí mật và hắn kêu la trời đất, bộc lộ lên tính cách dễ bị hoảng loạn và mất kiểm soát khi gặp phải trường hợp bất ngờ.

- Nhân vật Va-le-rơ: 

+ Tính cách: là người yêu của con gái nhân vật Ác-pa-gông. Anh ta đang cảm thấy vô cùng lo lắng cho mối quan hệ tình cảm của mình.

+ Xung đột: Xung đột giữa hai nhân vật Ác-pa-gông và Va-le-rơ chính là một ví dụ điển hình. Ác-pa-gông đã tỏ ra nghi ngờ Va-le-rơ lấy cắp tiền của mình, trong khi đó Va-le-rơ thì lại đang cảm thấy lo lắng cho tình cảm của mình.

Như vậy, cuộc xung đột diễn ra trong màn kịch được tạo nên chính là bởi từ sự tham lam và tình yêu quá nhiều của Ác-pa-gông đối với vật chất, khiến cho ông ta trở thành một người đàn ông dễ hoảng loạn và khó kiểm soát cảm xúc khi bị mất tiền. Đây là một ví dụ điển hình ở trong văn chương, họ sử dụng những hình ảnh của những con người sống keo kiệt để phê phán và đồng thời mang lại những thông điệp tích cực về sự cố gắng thay đổi và cải thiện bản thân.

3.5 Câu 5 trang 141 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Em hãy nêu một số thủ pháp trào phúng trong màn tra hỏi (hồi V lớp 3).

Câu trả lời chi tiết:

- Lão Khiết và việc chia tiền:

+ Lão Khiết đã bị lừa khi nhận phải tiền giả. Thay vì tỏ ra giận dữ, ông ta vẫn vui vẻ vì được chia tiền. Đây là một ví dụ điển hình về sự đối lập giữa bị lừa và niềm vui.

+ Nghệ thuật xây dựng và phát triển tình huống:

  •  Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu.

  •  Ngòi bút miêu tả sắc sảo, thể hiện rõ nét riêng của từng nhân vật.

- Ác-pa-gông và tráp tiền bị mất cắp của hắn:

+ Ác-pa-gông kêu than trời đất sau khi phát hiện tráp tiền bí mật đã bị đánh cắp. Ông ta than vãn đủ đường và trú tréo với mọi người.

+ Nghệ thuật trào phúng:

  •  Giọng điệu ở trong đoạn hội thoại chủ yếu là sự than vãn, trách móc, trú tréo đến đau khổ.

  •  Hành động, cử chỉ diễn ra: Cảm thấy như mọi người coi mình là trò cười, nhìn ai cũng có điểm giống như người đã tham gia vào vụ trộm tiền của mình.

- Cuộc xung đột giữa Ác-pa-gông và Va-le-rơ:

+ Ác-pa-gông chỉ mải quan tâm đến mỗi tráp tiền bị mất cắp của ông ta, trong khi Va-le-rơ chỉ quan tâm nói về thứ tình yêu của anh ta dành cho con của lão.

+ Phân tuyến của nhân vật:

  •  Kho vàng đối với Ác-pa-gông duy nhất chỉ có tiền bạc.

  •  Còn đối với Va-le-rơ, “tình yêu” chính là thứ quý giá nhất 

3.6 Câu 6 trang 141 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Phần cuối hài kịch Mô-li-e nói chung và Lão hà tiện nói riêng thường xuất hiện yếu tố bất ngờ, có xu hướng giảm nhẹ mâu thuẫn, đi đến kết thúc vui vẻ. Bạn có suy nghĩ gì về cách kết thúc này?

Câu trả lời chi tiết:

Phần cuối của vở hài kịch thường mang trong đó tính bất ngờ và thường giảm bớt đi những mâu thuẫn. Điều này làm nền cho một kết thúc đầy vui vẻ, bất ngờ.  Việc kết thúc bằng sự bất ngờ và giảm bớt đi các mâu thuẫn cũng có thể để lại ấn tượng lớn ở trong lòng khán giả. 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Tiền bạc và tình ái trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 12 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

Nguồn:

https://vuihoc.vn/tin/thpt-soan-bai-tien-bac-va-tinh-ai-sgk-ngu-van-lop-12-tap-1-chan-troi-sang-tao-4366.html


Join